Bạn đang có kế hoạch thành lập một công ty tư nhân hoặc muốn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành công ty tư nhân để bắt đầu hoạt động kinh doanh? Tuy nhiên, bạn đang loay hoay vì không biết thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Dưới đây, Ninja sẽ phân tích chi tiết hơn để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Đồng thời chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản.
Theo đó, công ty tư nhân không được phép phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Công ty tư nhân không góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty CP.
Để thành lập doanh nghiệp tư nhân cần thỏa mãn các điều kiện bao gồm:
– Ngành, nghề đăng ký không bị cấm đầu tư kinh doanh.
– Tên công ty không đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.
– Nguồn vốn đầu tư chính xác
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân – Khái niệm và đặc điểm cần hiểu rõ
II. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
1. Chỉ do một cá nhân làm chủ
Công ty tư nhân khác với các công ty có nhiều chủ sở hữu ở điểm không có việc góp vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân bắt nguồn từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Trái lại, hầu hết các loại hình doanh nghiệp khác thường được thành lập thông qua việc góp vốn hoặc mua cổ phần. Đây là một trong những đặc điểm độc đáo của loại hình doanh nghiệp này.
2. Không có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp chỉ được công nhận là có quyền pháp nhân khi nó có tài sản riêng. Tức là có sự phân ly giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của người sáng lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp của công ty tư nhân, không có sự độc lập về tài sản trong mối quan hệ với tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp
Vốn đầu tư của công ty tư nhân phải được chủ sở hữu doanh nghiệp đăng ký. Đồng thời số vốn đăng ký phải được xác định chính xác và xác thực. Đặc biệt đối với các đơn vị ngoại tệ, vàng hoặc tài sản khác.
Trong quá trình hoạt động, chủ sở hữu của công ty tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của công ty tư nhân phải được ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán.
4. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Như đã được đề cập ở phần trước, công ty tư nhân chỉ được thành lập và góp vốn bởi một cá nhân duy nhất. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng là người có quyền quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, chủ sở hữu DNTN cũng là người đại diện pháp luật của công ty.
5. Phân phối lợi nhuận
Tương tự như đã đề cập ở trên, công ty tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Chủ doanh nghiệp sở hữu toàn bộ tài sản. Bao gồm vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó không có việc phân chia lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ chịu mọi rủi ro và tổn thất trong trường hợp hoạt động kinh doanh không thuận lợi.
6. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động
Người sở hữu công ty tư nhân là người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm ở đây là vô hạn.
III. So sánh doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước
Tiêu chí | Doanh nghiệp nhà nước | Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ sở hữu | – Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
– Do cá nhân hoặc công ty tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Hình thức tồn tại | – Công ty cổ phần;
– Công ty TNHH 1 thành viên; – Công ty TNHH 2 thành viên. |
– Công ty cổ phần;
– Công ty TNHH 1 thành viên; – Công ty TNHH 2 thành viên; – Công ty hợp danh; – Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020). |
Quy mô | Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế. | Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên công ty tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. |
Ngành nghề hoạt động | Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:
– Hệ thống truyền tải điện quốc gia; – Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; – In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; – Xổ số kiến thiết; … |
– Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước. |
IV. Thủ tục tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty tư nhân
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
2. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty Tư nhân. Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.
3. Nhận kết quả
Thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đủ các điều kiện:
– Ngành nghề đăng ký không bị cấm đầu tư kinh doanh
– Người thành lập doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định Điều 37, 38, 39, 40, 41 Của Luật Doanh nghiệp 2020
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ bài viết về công ty tư nhân là gì. Bao gồm khái niệm, đặc điểm và quy trình thành lập công ty tư nhân. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Bộ giải pháp Phần mềm Ninja - phần mềm Marketing giúp Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY. Hotline: 0865 618 122 – Mr. Mạnh
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegram: @manhmarketing
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCEcQabeWxi0kz4gZcb5eAOg
Fanpage: https://www.facebook.com/phammemmarketingonline
Facebook Admin: https://www.facebook.com/ngvannmanh/