Middle manager là một vị trí không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, đóng vai trò trong việc phân bổ và quản lý công việc. Với tầm quan trọng của mình, middle manager đóng góp vào sự thành công của công ty. Vậy middle manager là gì? Hãy cùng Ninja tìm hiểu về những khía cạnh quan trọng của chức danh này trong bài viết dưới đây.
I. Middle manager là gì?
Middle manager, hay còn được gọi là quản lý cấp trung, là những nhà quản trị thuộc cấp bậc trung trong cấu trúc tổ chức của một công ty. Họ hoạt động dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao. Đồng thời đảm nhận vai trò hướng dẫn những quản lý cấp thấp và nhân viên. Các middle manager thường chịu trách nhiệm quản lý một văn phòng, chi nhánh hoặc một bộ phận cụ thể trong tổ chức.
Các vị trí được coi là middle manager bao gồm:
– Giám đốc chi nhánh, Giám đốc khu vực
– Cửa hàng trưởng
– Quản lý bộ phận, Trưởng phòng, Tổ trưởng
– Giám đốc phân xưởng
>>> Xem thêm: Senior Manager là gì? Những kỹ năng cần thiết để tạo nên một Senior Manage
II. Công việc chính của middle manager là gì?
Sau khi đã hiểu được khái niệm về middle manager, cần xây dựng một bản mô tả công việc chi tiết cho vị trí này. Nhằm định rõ các nhiệm vụ và chức năng chính mà nhà quản lý cấp trung phải đảm nhận trong tổ chức. Vị trí quản lý cấp trung thường thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
– Nghiên cứu, nắm vững những quyết định của nhà quản trị cấp cao về nhiệm vụ của đơn vị, bộ phận mình trong từng thời kỳ. Bao gồm mục đích, yêu cầu, phạm vi quan hệ với các bộ phận, đơn vị khác.
– Đề nghị những chương trình, kế hoạch hoạt động
– Đưa ra mô hình tổ chức thích hợp, lựa chọn, đề bạt những người có khả năng vào những công việc phù hợp, chọn nhân viên kiểm tra, kiểm soát.
– Giao việc cụ thể cho từng nhân viên, tránh bố trí một người đảm nhận nhiều công việc không liên quan gì với nhau.
– Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí ấy.
– Thường xuyên rà soát kết quả và hiệu quả của từng công việc.
– Báo cáo kịp thời với nhà quản trị cấp cao về kết quả, vướng mắc theo sự ủy quyền. Đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi công việc của đơn vị và việc làm của nhân viên cấp dưới.
III. Các kỹ năng cần có của middle manager là gì?
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với những nhà quản lý cấp trung. Vì họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân viên và các nhà lãnh đạo cấp cao. Giao tiếp hiệu quả giúp họ truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống các nhân viên một cách rõ ràng và chính xác.
Ngoài ra, tài ứng xử của nhà quản lý cấp trung cũng giúp họ hòa giải mong muốn và lợi ích giữa cấp trên và cấp dưới. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi họ phải ứng xử khéo léo, tinh tế, biết lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu. Đặc biệt là có khả năng đọc được những tín hiệu từ người khác.
2. Xây dựng kế hoạch, chiến lược
Bước tiếp theo cũng quan trọng không kém mà những nhà quản lý cấp trung cần thực hiện là thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch nào. Một bảng kế hoạch rõ ràng và chi tiết có thể giúp nhân sự hiểu rõ tầm nhìn và hướng dẫn cũng như nhiệm vụ chi tiết mà họ phải thực hiện.
Bảng kế hoạch cũng giúp nhà quản lý cấp trung theo dõi công việc của nhân sự và từ đó đánh giá hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân.
3. Quản lý nhân sự
Kỹ năng quản lý nhân sự xuất sắc sẽ giúp nhà quản lý cấp trung hiểu rõ khó khăn và nhu cầu của nhân viên. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và lành mạnh. Quản lý cấp trung cần thực hiện đối xử công bằng, lắng nghe, ghi nhận và áp dụng chính sách khen thưởng kịp thời và phù hợp.
Kỹ năng quản lý cấp trung giúp nhà quản trị cấp trung có khả năng lãnh đạo đội nhóm hiệu quả, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên. Từ đó nâng cao sự hài lòng và tăng cường đóng góp của họ vào sự phát triển bền vững của tổ chức.
4. Quyết định, giải quyết vấn đề
Việc ra quyết định và giải quyết vấn đề đòi hỏi nhà quản lý cấp trung phải có khả năng đa nhiệm. Bao gồm phân tích thông tin, đánh giá tình hình và đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất. Kỹ năng này yêu cầu sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo và tư duy logic để đưa ra quyết định chính xác. Từ đó xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách.
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề còn giúp nhà quản lý cấp trung tạo lòng tin và tôn trọng từ nhân viên và cấp trên.
5. Báo cáo
Những nhà quản lý cấp trung có trách nhiệm theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận mà họ quản lý. Đồng thời phải báo cáo cho cấp trên về tình hình hoạt động, kết quả đạt được và các vấn đề cần giải quyết.
Quản lý cấp trung cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả để giúp cấp trên hiểu rõ tình hình và đưa ra các quyết định và hướng đi phù hợp. Kỹ năng báo cáo hiệu quả sẽ giúp quản lý cấp trung thuyết phục được cấp trên, cấp dưới và các đối tác khác về những quyết định và hướng đi của bộ phận mà họ đang quản lý.
IV. Phương pháp để phát triển đội ngũ middle manager là gì?
Có 2 phương pháp phổ biến nhất mà các lãnh đạo thường dùng: Đào tạo (Training) và Huấn luyện (Coaching). Cùng đi sâu vào phân tích từng phương pháp dưới đây.
1. Khoá đào tạo quản lý cấp trung bên ngoài
Một giải pháp phổ biến là gửi gắm nhân viên tiềm năng của bạn vào các khoá đào tạo (training) về kỹ năng quản lý. Sau khoảng 1-2 tuần tham gia khóa học này, nhân viên hứa hẹn sẽ trở lại với các kỹ năng mới, ý tưởng mới và động lực mới. Nhiều doanh nghiệp coi việc tham gia đào tạo chuyên môn này là một phần bắt buộc trong lộ trình thăng tiến của nhân viên.
2. Huấn luyện trong nội bộ doanh nghiệp
Trong thời gian gần đây, việc áp dụng huấn luyện “dây chuyền” giữa các cấp trong tổ chức đã trở nên phổ biến hơn. Đây là một công cụ nhằm phát triển năng lực và thay đổi hành vi của nhân viên. Theo mô hình này, quản lý cấp 2 sẽ được đào tạo bởi quản lý cấp 1, và bạn chính là người dẫn dắt quản lý cấp 1.
Trong thực tế hiện nay, phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên và các nhà quản lý đang được coi là một ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp đã chọn sử dụng công nghệ như một cách tối ưu để giải quyết các vấn đề quản lý nhân sự ở mọi cấp độ.
Với mục đích tạo ra một trải nghiệm làm việc tốt nhất cho cả nhân viên và các cấp quản lý, Ninja đã phát triển một phần mềm quản lý nhân sự Achamcong – một giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị nhân sự với nhiều tính năng vượt trội.
Bài viết trên đây từ Ninja đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về khái niệm middle manager là gì và những kỹ năng của một người quản lý. Để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra trôi chảy, vị trí này đòi hỏi một người đủ mạnh mẽ, chịu được áp lực cao và có khả năng kết nối.
Bộ giải pháp Phần mềm Ninja - phần mềm Marketing giúp Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY. Hotline: 0865 618 122 – Mr. Mạnh
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegram: @manhmarketing
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCEcQabeWxi0kz4gZcb5eAOg
Fanpage: https://www.facebook.com/phammemmarketingonline
Facebook Admin: https://www.facebook.com/ngvannmanh/